Trang chủ » Chữa mất ngủ bằng phương pháp Y học cổ truyền
𝘽𝙖̂́𝙢 𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙘𝙝𝙪̛̃𝙖 𝙢𝙖̂́𝙩 𝙣𝙜𝙪̉ 𝙣𝙝𝙪̛ 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙣𝙖̀𝙤?
𝙈𝙖̂́𝙩 𝙣𝙜𝙪̉ 𝙡𝙖̀ 𝙗𝙚̣̂𝙣𝙝 𝙜𝙞̀?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường,…
Người bị mất ngủ còn cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
Có thể chia tình trạng mất ngủ làm 2 dạng thức chính:
Mất ngủ cấp tính: Mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá 1 tháng.
Mất ngủ mạn tính: Mất ngủ mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ 1 tháng trở lên.
Chữa mất ngủ bằng phương pháp Y học cổ truyền
𝙉𝙜𝙪𝙮𝙚̂𝙣 𝙣𝙝𝙖̂𝙣 𝙢𝙖̂́𝙩 𝙣𝙜𝙪̉
Mất ngủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Các vấn đề tâm lý, rối loạn sức khỏe tâm thần: Căng thẳng, áp lực trong tài chính, công việc, học tập hoặc bị sang chấn về mặt tâm lý (ly hôn, người thân qua đời, mất việc làm…) là những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ vô cùng phổ biến.
Thói quen ngủ chưa phù hợp: Những người ngủ trưa nhiều, lịch đi ngủ không điều độ, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ,… sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ăn quá nhiều vào buổi tối: Một nguyên nhân mất ngủ khác là do ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn đến tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,… gây khó chịu, không thể đi vào giấc ngủ.
Thay đổi nhịp sinh học: Trường hợp đi du lịch hoặc di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ, di chuyển trên máy bay đi qua nhiều múi giờ hoặc giờ làm việc thay đổi sáng – tối thường xuyên cũng có thể dẫn đến bệnh mất ngủ.
Điều kiện y tế và các loại thuốc: Người gặp các bệnh mãn tính như bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, hen suyễn, bệnh cơ xương khớp, thần kinh, rối loạn tâm thần,…, người đang bị chấn thương hoặc người đang dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến giấc ngủ (thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị hen suyễn,…) cũng có thể bị mất ngủ.
Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Đây là nguyên nhân gây mất ngủ rất phổ biến, bao gồm các tình trạng như hội chứng chân bồn chồn, ngưng thở khi ngủ,…
Tuổi tác: Tuổi tác cũng là một nguyên nhân gây chứng mất ngủ. Người già thường khó ngủ, dễ thức giấc giữa đêm hơn so với nhóm người trẻ tuổi.
Chất kích thích: Nguyên nhân bệnh mất ngủ có thể xuất phát từ các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá, caffeine trong cà phê, trà,… có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ít hoạt động thể chất hoặc xã hội: Không hoặc ít hoạt động có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ trưa nhiều nhưng lại gây khó ngủ vào ban đêm.
𝙏𝙖́𝙘 𝙝𝙖̣𝙞 𝙘𝙪̉𝙖 𝙢𝙖̂́𝙩 𝙣𝙜𝙪̉ 𝙡𝙖̀ 𝙜𝙞̀?
Mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến:
Người bị mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo.
Hệ miễn dịch của người ngủ không đủ giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường.
Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.
Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn.
Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm. Mất ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi, ăn kém, duy trì trong thời gian dài sẽ gây suy nhược cơ thể.
Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân.
Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, suy nhược thần kinh, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
𝘽𝙖̂́𝙢 𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙘𝙝𝙪̛̃𝙖 𝙢𝙖̂́𝙩 𝙣𝙜𝙪̉ 𝙣𝙝𝙪̛ 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙣𝙖̀𝙤?
Nguồn gốc của thủ thuật bấm huyệt là từ Y Học Cổ Truyền. Đây là một phương pháp không xâm lấn, an toàn và hiệu quả để điều trị các bệnh về thể chất và tâm lý dựa trên các nguyên tắc của châm cứu.
XBBH là liệu pháp hiệu quả giúp người mắc bệnh mất ngủ nâng cao chất lượng cuộc sống, mục đích là kích thích lưu thông khí huyết tạo cân bằng âm dương, tăng cường dinh dưỡng và trao đổi chất trong cơ
thể, cải thiện tuần hoàn não, giảm đau, giảm phù nề ,giãn cơ bị co cứng.
XBBH không chỉ tác động tại chỗ vào da, cơ, gân, khớp, mà còn tác động đến toàn thân, điều hòa những rối loạn chức năng của cơ thể.
𝘽𝙖̂́𝙢 𝙝𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙣𝙖̀𝙤 đ𝙚̂̉ 𝙙𝙚̂̃ 𝙣𝙜𝙪̉?
Theo các chuyên gia Y Học Cổ Truyền, có 350 điểm huyệt trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải tất cả những điểm này đều liên quan đến giấc ngủ. Sau đây là 9 huyệt có thể thực hành bấm huyệt trị mất ngủ hiệu quả nhất:
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙋𝙝𝙤𝙣𝙜 𝙏𝙧𝙞̀
Huyệt Phong Trì nằm ở hai bên, đối xứng qua qua đường cột sống nằm ở sau cổ. Đây là nơi kết thúc của đường chân tóc, ngay dưới vị trí cổ gặp đường cong của hộp sọ.
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙉𝙤̣̂𝙞 𝙌𝙪𝙖𝙣
Nằm ở cổ tay bên trong, chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2 thốn ( xấp xỉ 4.5cm )
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝘼𝙣 𝙈𝙞𝙚̂𝙣
Huyệt An Miên nằm ở vùng cổ ngay giữa dái tai và đường chân tóc ở phía sau cổ bên cạnh xương chũm ( xương lồi ) .
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙏𝙝𝙖̂̀𝙣 𝙈𝙤̂𝙣
Huyệt Thần Môn xác định ở đầu ngoài của lằn chỉ cổ tay , điểm khe giữa của ngón áp út và ngón tay út kéo lên gặp lằn chỉ cổ tay .
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙏𝙖𝙢 𝘼̂𝙢 𝙂𝙞𝙖𝙤
Để tìm thấy huyệt Tam Âm Giao, cách đơn giản là xác định vị trí trên cùng của mắt cá chân. Huyệt nằm ở giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn (xấp xỉ 7 cm – ngang 4 ngón tay chụm lại từ ngón út đến ngón trỏ ).
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝘼̂́𝙣 Đ𝙪̛𝙤̛̀𝙣𝙜
Huyệt Ấn Đường có lẽ là một trong những điểm bấm huyệt được biết đến nhiều nhất, huyệt Ấn Đường là điểm nằm chính giữa đầu trong 2 cung lông mày .
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙏𝙝𝙖́𝙞 𝙆𝙝𝙚̂
Huyệt Thái Khê là điểm giữa mắt cá trong và gân gót . Bằng cách tạo một áp lực nhẹ nhưng nhất quán, cơ thể sẽ trở nên thư thái hơn và sẵn sàng cho giấc ngủ.
𝙃𝙪𝙮𝙚̣̂𝙩 𝙏𝙝𝙖́𝙞 𝘿𝙪̛𝙤̛𝙣𝙜
Thái dương huyệt nằm cạnh chỗ lõm nhất, là điểm gặp nhau của đuôi mắt và đuôi lông mày.
𝙆𝙝𝙪 𝙩𝙖̂𝙢 𝙗𝙖̀𝙤 𝙠𝙞𝙣𝙝
Khi thực hiện phương pháp bấm 3 huyệt ở tay chữa mất ngủ thì nhất thiết phải tác động đủ tới phần khu tâm bào kinh và chính là khu vực lòng bàn tay. Trong Đông Y người ta quan niệm rằng lòng bàn tay sẽ liên quan mật thiết tới tim do có đường kinh mạch tâm bào kinh đi qua. Vì thế nếu tác động vào lòng bàn tay sẽ giúp tác động tới tim, hỗ trợ điều hòa nhịp tim và có giấc ngủ ngon hơn.
Cách tác động như sau : Dùng ngón tay cái miết mạnh vào giữa lòng bàn tay. Với người già hoặc người bị đau ngón tay thì có thể sử dụng bóng, cầu đinh để hỗ trợ.
Xoa bóp, bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu được sử dụng phổ biến trong nền y học cổ truyền. Và để tránh xảy ra những tác động không tốt, thì chúng ta không nên áp dụng phương pháp một cách tùy tiện. Cần quan tâm tới một số lưu ý sau:
Vì thao tác thường dùng nhiều tới phần tay, nên cắt ngắn móng và vệ sinh thật sạch sẽ để tránh làm xước, chảy máu trên da.
Khi cơ thể có vết thương hở thì nên tạm dừng quá trình bấm huyệt lại.
Thực hiện phương pháp đều đặn, cùng với đó là kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, phương pháp ngâm chân, xông tinh dầu… để có thể tăng cường hiệu quả điều trị.