Châm cứu là phương pháp Y học cổ truyền được áp dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý hiện nay.

Những câu hỏi về châm cứu như: châm cứu thời gian bao lâu, châm cứu có đau không, châm cứu có tai biến gì không, châm cứu có hại gì không… đều là những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Nhưng tìm một câu trả lời đầy đủ, cụ thể thì không phải dễ dàng tìm được.

Châm cứu thời gian bao lâu?

Mục đích của châm cứu là cân bằng âm dương, cân bằng các yếu tố trong cơ thể để chữa bệnh và phục hồi chức năng, đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài.

Tuy vậy, châm cứ gần như không có tác dụng phụ và hiệu quả điều trị cao, vì vậy người bệnh lựa chọn phương pháp này nên kiên nhẫn trong quá trình điều trị, trao đổi thường xuyên với bác sĩ để nắm bắt được sự tiến triển của bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ châm cứu sẽ đưa ra liệu trình phù hợp. Tuy nhiên, thường một liệu trình sẽ trong khoảng thời gian:

  • 15 ngày, mỗi ngày áp dụng châm cứu 1 lần.
  • Thời gian mỗi lần châm là 15 – 20 phút.

Tuy nhiên, liệu trình châm cứu như thế nào bệnh nhân cần theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không cứng nhắc chỉ châm 15 ngày, tùy theo sự tiến triển trong điều trị mà có thể kéo dài hoặc rút ngắn liệu trình, không tự ý ngưng điều trị.

Châm cứu có đau không?

Các loại kim châm
Các loại kim châm – Ảnh: Cục Công nghệ thông tin

Nhắc đến châm cứu, mọi người thường liên tưởng ngay tới hình ảnh những chiếc kim đâm vào người, vì vậy đa phần người bệnh nghĩ sẽ đau đớn trong khi châm cứu. Thực ra, những chiếc kim châm cứu không giống những chiếc kim thông thường để tiêm hay may vá mà kim châm cứu mỏng và mềm dẻo hơn nhiều. Một số loại kim châm cứu chỉ mỏng như sợi tóc.

Bởi kim có đường kính rất nhỏ, cùng với thao tác nhanh tay châm qua da thì gần như người bệnh không cảm thấy gì, nếu có cũng chỉ là cảm giác nhói nhẹ khi kim đi qua da, kim đi vào dưới da thì cảm giác này không còn.

Chia sẻ Facebook

Tuy nhiên, nếu bị ám ảnh hoặc sợ hãi kim, người bệnh nên nói với bác sĩ trước khi thực hiện. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo thêm về phương pháp Cấy chỉ, là phương pháp chữa bệnh độc đáo của châm cứu Việt Nam, nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, khắc phục nhược điểm gây đau.

Bệnh nhân nên bình tĩnh khi châm cứu, nếu có lo lắng gì nên chia sẻ và đặt câu hỏi bác sĩ trước khi điều trị. Quá căng thẳng khi châm cứu là cho các cơ co thắt, cảm giác đau sẽ tăng lên nhiều lần, do đó khi châm sẽ cảm thấy đau nhiều hơn và dễ xảy ra tai biến.

Trong quá trình châm cứu dài ngày, bác sĩ có thể luân phiên các huyệt để bệnh nhân không bị châm nhiều lần vào một chỗ gây đau, khó chịu.

Châm cứu có tốt không?

Châm cứu chữa bệnh
Châm cứu cũng là phương pháp trị đau vai gáy – Ảnh: Viện Y học ứng dụng

Châm cứu thường được áp dụng trong điều trị các bệnh lý cấp và mãn tính.

  • Đau: đau do thần kinh (đau thần kinh tọa),đau sau zona
  • Đau cơ xương khớp: giãn dây chằng, thoái hóa khớp gối, thoát vị đĩa đệm, đau do thoái hóa cột sống cổ, đau lưng, đau vai gáy, …
  • Liệt: liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII, liệt dây thanh…
  • Rối loạn chức năng cơ thể: cảm cúm, mất ngủ,
  • Sinh dục: Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, di mộng tinh
  • Tiết niệu: Tiểu dầm, tiểu bí…
  • Tiêu hóa: Các bệnh về dạ dày, ruột
  • Tim mạch: Tăng giảm huyết áp, rối loạn thần kinh tim
  • Tai mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng
  •  Mắt: Chắp, lẹo

Châm cứu là phương pháp điều trị phổ biến của y học cổ truyền được nhiều người tìm đến với mong muốn lấy lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể. Nhiều người sử dụng châm cứu để kiểm soát tình trạng nghiện như nghiện cocain và nghiện thuốc lá.

Châm cứu cũng giúp giảm các triệu chứng như khô miệng, trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, lo âu, khó ngủ (mất ngủ),tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, đau xơ cơ, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn do điều trị ung thư, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bệnh phổi tiến triển).