Pháp chữa bệnh kết hợp đèn hồng ngoại trong YHCT

Đèn hồng ngoại là sản phẩm đèn y tế sử dụng liệu pháp bằng phương pháp nhiệt. Sức nóng của đèn có tác dụng chữa bệnh xương, khớp, làm giảm đau, phù nề, bầm, tím, chống co cứng cơ, Gout, chứng căng thẳng, mệt mỏi… Đèn có hình dạng tương tự như những chiếc đèn bàn thông thường nhưng chân để được thiết kế to, còn bóng đèn là loại bóng chuyên dụng khi bật ánh sáng hồng ngoại từ bóng được chiếu sáng rọi vào những vết thương sẽ giúp giảm đau, làm tan máu bầm và sưởi ấm .

Tác dụng

+ Hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tia hồng ngoại có khả năng thúc đầy tái tạo, sữa chữa các mô cơ bị tổn thương và kích thích sản sinh collagen – cấu trúc chính của protein, giúp tông hợp xương, da, cơ, gân và dây chẳng của cơ thể.

Nghiên cứu này cũng mở rộng về tác dụng của tia hồng ngoại trong quá trình tái tạo sụn và ngăn ngừa tinh trạng thoái hóa khớp

+ Giúp giảm đau, thúc đấy lành thương và hạn chế sẹo sau sinh

Điểm đặc biệt của tia hồng ngoại là khả năng tác động sâu vào các lớp biểu bì, tế bào và mô cơ. Do đó, lưu thông tuần hoàn máu được cải thiện, giúp thúc đẩy quá trình lành thương. Tác dụng giảm đau, hỗ trợ lành thương và hạn chế sẹo của đèn hồng ngoại đã được các chuyên khoa sản phụ khoa ứng dụng từ lâu.

+ Diệt khuẩn vết thương sau phẫu thuật

Vi sinh vật, hại khuẩn,… có thể làm chậm quá trình liền thương và tệ nhất có thể khiền vết thương bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, những sinh vật này lại khá yếu đuối trước tia hồng ngoại. Màng tế bào của chúng có thể bị phá vỡ và không thể hoạt động được như bình thường nếu bị ánh sáng này chiếu vào. Do đó, việc ứng dụng đèn sưởi hồng ngoại vào việc diệt khuẩn các vết thương sau phẫu thuật đã được áp dụng từ rất lâu.

+ Tác dụng của đèn hồng ngoại đối với trẻ sơ sinh

Đèn hồng ngoại có thể được xem là phương pháp sưới ấm hiệu quả sau khi tắm, gội,… Ánh sáng từ đèn này cũng giúp diệt khuẩn vùng mông bé sau khi cởi tã. Tuy nhiên, đề tránh da bé bị khô và ảnh hưởng đến võng mạc, bố và mẹ chỉ nên chiếu đèn trong khoảng thời gian ngắn.
+ Chăm sóc sức khỏe và thư giăn

Đèn tia hông ngoại được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ rất lâu. Một số thiết bị phục vụ trong lĩnh vực này được tích hợp ánh sáng hồng ngoại như: thiết bị massage, ghế massage,… Sự kết hợp này giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, giảm đau nhức xương khớp.

+ Tác dụng của tia hồng ngoại trong làm đẹp

Ngoài tác dụng đối với sức khỏe, đèn hồng ngoại còn được ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp. Tác dụng nổi bật nhất có thể nhận thấy là khả năng giảm béo thông qua tuyển mồ hôi. Ngoài ra, ánh sáng này còn giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, sắc tố da và cải thiện chức năng của bạch cầu. Từ đó, làn da được cải thiện từ sâu bên trong, giúp da trở nên mịn màng hơn, hạn chế hắc sắc tố và làm hồng da tự nhiên.
+ Đào thải độc tố trong cơ thể

Xông hơi bằng ánh sáng hồng ngoài là phương pháp tuyệt vời giúp thúc đẩy độc tố ra khỏi cơ thể thông qua hệ bài tiết. Ngoài ra, nhiệt độ của đèn hồng ngoại rất nhẹ nhàng, không gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của đèn hồng ngoại

*Tia hồng ngoại là bức xạ ánh sáng không thể nhìn thấy, có bước sóng trong khoảng 400.000 -760.000nm. Đèn hồng ngoại y tế có nguồn phát nhiệt càng cao thì bức xạ của tia hồng ngoại có bước sóng càng ngắn. *Hiện nay trên thị trường có 2 loại đèn hồng ngoại:
– Đèn hồng ngoại phát quang: Loại đèn này tạo ra các tia hồng ngoại có bước sóng ngắn, xâm nhập sâu hơn vào các mô.
– Đèn hồng ngoại không phát quang: Đây là loại đèn có tia sáng bước sóng dài hơn.
*Về cơ bản cả 2 loại đèn sưởi tia hồng ngoại đều hoạt động dựa trên phương pháp nhiệt. Các tia hồng ngoại từ đèn sau khi được hấp thụ qua các mô cơ thể sẽ sinh ra nhiệt. Chính hiệu ứng nhiệt này của đèn hồng ngoại mang lại nhiều công dụng điều trị trong y tế: giúp giãn mạch, tăng lượng oxy và dinh dưỡng trong máu đến các vùng giãn mạch, tăng chuyển hóa mô tại chỗ, giảm phù nề,… Nếu chiếu tia hồng ngoại có cường độ nhiệt thấp sẽ giúp xoa dịu các đầu thụ cảm thần kinh, nhờ đó có tác dụng giảm đau.

Tác hại của tia hồng ngoại là gì?

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống, nhưng tia hồng ngoại vẫn có những tác hại đối với cơ thể như sau:
– Ánh sáng hồng ngoại có thể gây bỏng da nên tiếp xúc ở cự ly gần (dưới 45cm) trong thời gian dài.
– Thường xuyên tiếp xúc với tia hồng ngoại khiến mắt bị thoái hóa, gây tổn thương vùng niêm mạc.
– Tia hồng ngoại cường độ mạnh có thể gây thoái hóa điểm vàng, gây đau nhức vùng mắt, thậm chí mù vĩnh viễn.
Tuy nhiên, các tác hại này chủ yếu gặp phải bởi tia hồng ngoại của ánh sáng mặt trời. Nếu khách hàng sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách thì sẽ không gây hại đối với sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách

Để sử dụng đèn hồng ngoại trị liệu đúng cách và mang lại hiệu quả cao, cần thực hiện như sau:
– Bệnh nhân, người cần được điều trị cần ngồi hoặc nằm ở tư thể thật thoải mái, để lộ vùng da cần chiếu tia hồng ngoại.
– Nếu chiếu ở vùng mặt, cần che mắt bằng các miếng gạc ẩm.
– Tia chiếu cần vuông góc với bề mặt da, tuy nhiên lưu ý nên đặt đèn ở vị trí ngang hoặc hơi chéo so với khu vực chiếu để tránh đèn rơi lên cơ thể gây bỏng.
– Khoảng cách tối ưu từ đèn chiếu đến bề mặt da trong khoảng từ 50 – 60cm.
– Tùy vào mục đích điều trị và loại bệnh lý mà thời gian chiếu đèn, cường độ chiếu là khác nhau. Thông thường, khi mới bắt đầu điều trị nên chọn tia hồng ngoại có cường độ chiếu thấp, dùng trong 5 – 10 phút/lần. Sau đó tăng cường độ lên dần và thời gian sử dụng cũng lâu hơn trung bình từ 15 – 20 phút/lần.
– Trong quá trình sử dụng đèn hồng ngoại sẽ có cảm giá nóng nhẹ ở vùng da được chiếu. Tuy nhiên nếu cảm thấy nóng rát, đổ mồ hôi nhiều thì cần phải giảm cường độ để tránh gây bỏng.
– Sau khi kết thúc chiếu đèn hồng ngoại, vùng da được chiếu sẽ có màu hồng hoặc đỏ nhạt .

Lưu ý khi sử dụng đèn hồng ngoại

  • Khi sử dụng bóng đèn hồng ngoại y tế để điều trị bệnh, nếu không thực hiện đúng cách cũng có thể dẫn đến nhiều sự cố ngoài ý muốn như bỏng da do cường độ chiếu tia quá cao hoặc khoảng cách tiếp xúc quá gần, đèn không may rơi lên người gây bỏng, đau đầu, ớn lạnh, đục thủy tinh thể . Để tránh được các tai nạn có thể xảy ra, người dùng cần lưu ý sử dụng đúng theo chỉ định:

 Không dùng đèn cho các trường hợp chân thương hoặc bệnh lý cấp tính. Dùng nhiệt ở giai đoạn này gia tăng sự phù nê, ứ đọng dịch gây nguy hiểm.

  • Các trường hợp bị bướu cũng không được dùng đèn này bởi sẽ làm tăng nhanh sự phát triển của khối u.
  • Đề phòng bỏng da do cường độ chiếu mạnh, khoảng cách quá gần hay dùng trong thời gian quá mức cho phép.
  • Tránh va trực tiếp vào bóng đèn khi đang nóng.
  • Khi sử dụng đèn hồng ngoại nên tránh chiêu lên vùng da bị tồn thương, vùng da bị mất cảm giác, vùng da có sẹo lồi.
  • Không rọi đèn trực tiếp vào mắt.
  • Đặt đèn sao cho tia chiếu vuông góc với hề mặt da mới đạt hiệu quả tốt nhất